Chiều 27/9, Triển lãm “Vượt qua giới hạn. Thể thao Italy. Chân dung một đất nước đang đổi thay” do Bảo tàng M9 của Venice thiết kế ý tưởng cùng với sự hỗ trợ của Bộ Ngoại giao và Hợp tác Quốc tế khai mạc tại Trung tâm Casa Italia (Hà Nội).
Với 24 tấm pano gồm nhiều bức ảnh được lựa chọn trưng bày, triển lãm “Vượt qua giới hạn” không chỉ kể lại những chiến công vĩ đại của các vận động viên Italia trong các bộ môn thi đấu, mà còn cả những biến đổi của nước Italy trong hơn một thế kỷ thông qua thể thao.
Từ trái qua: bà Lê Hoàng Yến, Phó Cục trưởng Cục Thể dục thể thao (Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch); ông Marco Della Seta, Đại sứ Italy tại Việt Nam. Ảnh: T.B
Theo Đại sứ Italy tại Việt Nam Marco Della Seta, triển lãm này được tổ chức nhằm ghi lại những di sản của thể thao Italia, cũng như để kỷ niệm Ngày thể thao Italia lần đầu tiên tại Việt Nam. Đây là sáng kiến được Bộ Ngoại giao Italia khởi xướng gần đây, nhằm thúc đẩy truyền thống thể thao phong phú và ngành công nghiệp thể thao năng động của Italia.
Ông Marco Della Seta cho biết, truyền thống thể thao của nước Ý trải dài qua nhiều thế kỷ và ngày nay, ngành công nghiệp thể thao nước Ý chiếm 1,3% GDP quốc gia, với sự tham gia của hơn 750 công ty, tạo ra 12,2 tỷ EUR doanh thu và 9,2 tỷ EUR xuất khẩu trên toàn thế giới.
“Cho dù là bóng đá, đua xe đạp hay đua xe thể thao, các vận động viên Italia luôn tạo được dấu ấn trên đấu trường quốc tế. Tại Thế vận hội Olympic Paris 2024 vừa qua, Italia một lần nữa tỏa sáng rực rỡ, với những màn trình diễn đáng nhớ ở nhiều nội dung và đạt 40 huy chương, trong đó có 12 huy chương vàng” – ông Marco nói.
Năm 1963 chứng kiến sự kết thúc của “phép màu kinh tế”, một giai đoạn kéo dài sau Thế chiến thứ hai đã thay đổi hoàn toàn diện mạo của nước Ý. Chỉ trong vài năm, Italia đã chuyển từ nền kinh tế nông thôn sang cường quốc công nghiệp đứng thứ 7 trên thế giới. Người Ý bắt đầu mua nhà và đồ điện, xe máy và các loại xe tiện ích, giải trí, tiêu dùng đại chúng, thể thao…
Theo Đại sứ Italy tại Việt Nam, thể thao và ngoại giao – 2 lĩnh vực nghe có vẻ khác biệt, nhưng lại gắn bó chặt chẽ với nhau, chia sẻ một mục tiêu chung: Xây dựng sự hiểu biết và hợp tác giữa các nền văn hóa. Trong suốt chiều dài lịch sử, thể thao đã đóng vai trò cầu nối mạnh mẽ giữa các quốc gia, vượt qua chia rẽ và khuyến khích đối thoại.
“Chúng ta nhớ đến hiệp định đình chiến Olympic của Hy Lạp cổ đại, một biểu tượng vượt thời gian của hòa bình, nơi mà ngay cả trong thời kỳ xung đột, thế giới vẫn dừng lại để tôn vinh thể thao. Gần đây hơn, Thế vận hội Olympic tiếp tục đóng vai trò là nền tảng thúc đẩy thiện chí và đoàn kết quốc tế, đưa mọi người lại gần nhau trên tinh thần cạnh tranh công bằng và tôn trọng lẫn nhau. Italia cũng giống như Việt Nam, coi thể thao là trọng tâm của bản sắc dân tộc” – ông nói.
Các đại biểu, khách mời tìm hiểu về lịch sử thể thao nước Ý qua các bức ảnh trưng bày tại triển lãm. Trong tác phẩm “Từ trò chơi đến những môn thể thao”, ông Garibaldi là một tướng quân, nhà yêu nước, nhà cách mạng đã góp phần thống nhất nước Ý và thành lập Vương quốc Ý. Bản thân Garibaldi đã đi khắp nước Ý để thúc đẩy hoạt động thể thao như cưỡi ngựa, bắn súng, đấu kiếm và vào năm 1861, Hiệp hội bắn súng quốc gia đã được thành lập. Ảnh: M.H
Ông Marco cho rằng, bản thân Việt Nam là minh chứng cho sức mạnh chuyển đổi của thể thao. Với sự phát triển nhanh chóng của ngành thể thao, Việt Nam đã chứng kiến sự gia tăng đáng kể về thành tích thể thao quốc tế trong những năm gần đây. Đó là những màn trình diễn ấn tượng tại SEA Games, thành tích giành huy chương vàng tại Thế vận hội 2016 và 2020…
Thể thao đã trở thành một phần không thể thiếu của xã hội Việt Nam, với ngày càng nhiều người tham gia vào cả các hoạt động giải trí và thi đấu.
Một số bức ảnh về các vận động viên nổi tiếng của Ý được mệnh danh là “siêu anh hùng” trưng bày tại triển lãm. Ảnh: M.H
Khách mời đứng xem bức ảnh “Nghi lễ, phép màu và huyền thoại”, kể về Bartali, một người Công giáo, trong những năm phát xít, ông đã dành tặng những chiến thắng của mình cho Đức Giáo hoàng và Đức Mẹ. Ông đã cứu nhiều người Do Thái khỏi bị trục xuất. Ảnh: Minh Huệ
Tại buổi khai mạc triển lãm, bà Lê Hoàng Yến, Phó Cục trưởng Cục Thể dục thể thao cho biết: “Chúng tôi vô cùng ấn tượng trước sáng kiến tổ chức Ngày Italy tại Việt Nam và trưng bày triển lãm về những thành tựu thể thao nước Ý qua ảnh. Người hâm mộ Việt Nam vẫn luôn biết Italy nổi tiếng với các môn bóng đá, tennis, đua xe, bóng chuyền… Hy vọng sự hợp tác giữa thể thao 2 nước sẽ ngày càng phát triển mạnh mẽ hơn, cùng tiếp tục gặt hái nhiều thành tích cao trong các giải đấu lớn thế giới”.
Bà Lê Thị Hoàng Yến mong muốn sự kiện Ngày thể thao Italia tại Việt Nam sẽ được tổ chức hằng năm để công chúng Việt Nam có cơ hội tìm hiểu sâu hơn cũng như học hỏi ngành thể thao Italia.
Các cơ sở thể thao, nhà thi đấu, sân vận động nổi tiếng trong ngành kiến trúc Ý, một số sân vận động và cơ sở thể thao đã trở thành tượng đài, địa điểm hành hương thực sự của người hâm mộ, đến mức một số đã được biến thành bảo tàng, như Madonna del Ghisallo hoặc Sân vận động Juventus.
qh88 là một nền tảng cá cược trực tuyến hiện đại và uy tín, cung cấp dịch vụ đa dạng từ cá cược thể thao, sòng bạc trực tuyến cho đến các trò chơi đổi thưởng.
qh88 – Nhà cái cá cược online cung cấp các dòng game đổi thưởng hiện nay như: Live Casino, Xổ Số, Bacarat, Liêng, Game Bài, Game Slots, Bắn Cá, Đá Gà, …